Trộm cắp tài sản bị camera phát hiện ở Phù Mỹ

Trộm cắp tài sản bị camera phát hiện ở Phù Mỹ

- in An Ninh Trật Tự
1010
1

Chiều 22.5, Cơ quan Cảnh sát điều tra CA huyện Phù Mỹ tiến hành bắt khẩn cấp đối tượng Trần Thành Kham (SN 1994, trú thôn 8 Đông, xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ) về hành vi trộm cắp tài sản.

Ảnh minh họa

Lúc 13 giờ ngày 21.5, trên đường đi từ Mỹ Phong về Mỹ Thắng, khi ngang qua nhà anh Huỳnh Ngọc Dũng (thôn Phú Ninh Tây, xã Mỹ Lợi) thấy cửa đóng nhưng không có người trông coi, Kham trèo hàng rào vào sân rồi lấy cây cạy cửa phía sau, đột nhập vào nhà lấy trộm chiếc máy tính xách tay, điện thoại di động và một số tài sản khác. Kham đem số tài sản này về cất giấu, chờ cơ hội thuận lợi đem đi tiêu thụ.

Qua xác minh kết hợp hình ảnh trích xuất từ camera của gia đình anh Dũng, CA huyện Phù Mỹ đã tiến hành làm rõ đối tượng Trần Thành Kham đã gây ra vụ trộm.

Theo lời khai ban đầu, do thua cờ bạc dẫn đến nợ nần, không có khả năng trả nên Kham đi trộm cắp tài sản đem bán lấy tiền trả nợ.

Được biết, Kham bị CA huyện Phù Mỹ khởi tố về tội cố ý gây thương tích trong một vụ án khác, đang được tại ngoại chờ đến ngày 30.5 đưa ra xét xử.

HẰNG NGA/ BÌNH ĐỊNH ONLINE

Xem thêm >> Vụ đi mua lúa bị nghi bắt cóc trẻ em: Hãi hùng với tâm lý đám đông

Hai người đi thu mua lúa trên địa bàn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định bị nghi bắt cóc trẻ em, bị đám đông đánh đập dù có công an bảo vệ chỉ là một trong những vụ việc thể hiện tâm lý đám đông đòi “tự xử” thời gian qua.

Thời gian gần đây, hàng loạt vụ người dân vây bắt, hành hung người nghi bắt cóc trẻ em xảy ra tại nhiều địa phương trên cả nước. Các vụ việc này đều có “kịch bản” chung là: thấy người lạ về địa phương, nghi ngờ là đối tượng bắt cóc trẻ em, người dân lập tức hô hoán, bắt giữ, đánh đập, thậm chí đốt xe, hủy hoại tài sản của những người này…

Nhiều vụ việc khi công an vào cuộc đều khẳng định những nạn nhân hoàn toàn không phải đối tượng bắt cóc trẻ em.

Sự việc mới đây nhất xảy ra tại xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn (Bình Định). Ảnh IT

Mới đây nhất, vào khoảng 7h30 phút ngày 19.5, tại xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn (Bình Định) một người nghi hai người đi xe ôtô bắt cóc trẻ em nên đã chặn xe, dùng đá định hành hung. Vụ việc bị đẩy lên cao khi có hàng trăm người dân tụ tập, nhiều người dùng điện thoại quay và tung tin “bắt cóc trẻ em” gây mất trật tự. Trên mạng xã hội, nhiều người cũng chia sẻ về “hai đối tượng bắt cóc trẻ em đã bị công an bắt” gây hoang mang dư luận.

Mặc dù Công an huyện Hoài Nhơn đã làm việc, xác minh chưa có dấu hiệu bắt cóc trẻ em, nhưng đám đông vẫn lao vào hành hung hai người đi thua mua lúa. Một số người dân đã quay video đăng tải lên mạng xã hội và đưa ra những lời bình gây dư luận thất thiệt về việc “bắt cóc trẻ em”.

Thậm chí, trong quá trình công an làm việc với những người nói trên tại UBND xã Hoài Thanh Tây, có khoảng 500 người dân quá khích xông vào đòi đánh những người bị tình nghi. Khi làm xong việc ra về những người này còn bị người dân xông vào đánh, không cho ra khỏi trụ sở.

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV Dân Việt, bà Bùi Thị An – Chủ tịch Hội nữ trí thức Hà Nội cho rằng, nguồn cơn của những sự việc trên có nhiều lý do. Nhưng lớn nhất vẫn là “hội chứng” tâm lý đám đông.

“Hiện nay mối quan hệ trong cộng đồng có phần bị giảm sút nên dẫn đến nghi ngờ lẫn nhau. Thêm nữa, trong lao động cũng có những vất vả nên người dân không biết kiềm chế và ứng xử trước đám đông. Khi thấy một sự việc, họ không thể bình tâm để suy xét cái gì là đúng, cái gì là sai. Điều này chính là tâm lý đám đông”, chuyên gia Bùi Thị An nhận định.

Theo vị chuyên gia, trong những trường hợp này, chính quyền địa phương cũng cần phải tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật để người dân biết giới hạn hành vi của mình trong các tình huống bắt giữ tội phạm, bắt người phạm tội quả tang.

Đây là bài học không chỉ đối với những người sẽ bị xử lý thời gian tới đây mà còn là bài học của chính quyền địa phương trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng như nâng cao nhận thức pháp luật của người dân.

Còn Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất cho rằng, việc nhiều người dân có hành vi quá khích, nếu không muốn nói là tiêu cực có thể hiểu một phần là do các vụ bắt cóc trẻ em gây hậu quả đau lòng diễn ra khá nhiều, nhưng các cơ quan chức năng chưa có những biện pháp ngăn chặn thực sự hiệu quả.

Nhưng cũng không phải vì lý do đó, mà chúng ta bao biện cho hành vi người dân bắt oan, hành hung nhầm người vô tội chỉ vì sự nghi ngờ thiếu căn cứ. Đây là hành vi rất nguy hiểm, đe dọa, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân, gây mất an ninh, trật tự an toàn xã hội cần sớm có biện pháp chấn chỉnh, xử lý triệt để.

Nói về giải pháp, ông Chất cho rằng, điểm cốt lõi để giải quyết mọi hành vi là thay đổi nhận thức. Chính vì vậy trước hết cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền, phổ biến những quy định pháp luật liên quan đến việc bắt, hành hung, phá hoại tài sản người khác và hậu quả pháp lý mà họ có thể phải gánh chịu khi thực hiện hành vi quá khích, trái pháp luật.

Từ đó, giúp cho người dân có những hành động, ứng xử đúng khi phát hiện, bắt giữ người khác, kể cả trong trường hợp bắt, giữ người phạm tội quả tang.

Theo Dân Việt

1 Comment

  1. Pingback: Trộm cắp tài sản bị camera phát hiện ở Phù Mỹ – Tôi Yêu Bình Định – Cẩm Nang tin tức Bình Định

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Check Also

Bình Định: Giám đốc Trung tâm Văn hóa – Thông tin – Thể thao đột quỵ rồi tử vong khi đang phát biểu

Trong lúc phát biểu ở buổi lễ tuyên